Giải thích: Nguyên nhân Tại sao bàn tay nổi gân xanh?

Nhiều người thường lo lắng khi bàn tay nổi gân xanh vì sợ rằng bản thân đang gặp phải các vấn đề bệnh lý. Thực tế tình trạng tay chân nổi gân xanh có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân tại sao bàn tay nổi gân xanh? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết ngay dưới đây bạn nhé!

Tại sao bàn tay nổi gân xanh

Gân xanh nổi trân bàn tay là hiện tượng gì? 

Vị trí nổi gân xanh trên cơ thể và các vấn đề sức khỏe liên quan

Tại sao bàn tay nổi gân xanh? Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có thể xảy ra hiện tượng nổi gân xanh do các vấn đề của tĩnh mạch. Gân xanh phình to, càng ngoằn ngoèo và hiện rõ trên da báo hiệu mức độ tổn thương của tĩnh mạch đang chuyển nặng, cũng như thời gian tổn thương đã kéo dài. Một số vấn đề sức khỏe tương ứng có thể kể đến:

Nổi gân xanh ở ngón tay

Các đường gân xanh hiện rõ trên ngón tay là dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa: dạ dày, táo bón, trĩ. Nổi gân xanh ở mép ngón út cho thấy chức năng của thận gặp vấn đề, ra mồ hôi nhiều, chân tay yếu ớt và hay cảm thấy mệt mỏi.

Nổi gân xanh ở đầu

Nếu có những đường gân xanh nổi ở đầu kèm các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, thì đây rất dễ là biểu hiện của bị xơ cứng động mạch não, có thể dẫn đến đột quỵ. Khi huyết áp tăng có thể khiến các đường gân xanh nổi lên ở vùng thái dương. Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng có thể khiến các đường gân xanh xuất hiện ở trán. Nếu những đường gân xanh chuyển dần sang màu tím, bạn cần cẩn thận hơn vì rất dễ bị đột quỵ.

Nổi gân xanh ở bàn tay, cánh tay

Là triệu chứng thường thấy của bệnh suy giãn tĩnh mạch ở tay, phổ biến ở người cao tuổi. Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như hay đau lưng, dễ căng thẳng, cơ thể gặp tình trạng mệt mỏi do các chất thải ứ đọng dưới eo.

Tại sao bàn tay nổi gân xanh

Bàn tay nổi gân xanh có nguy hiểm không?

Nổi gân xanh ở cổ

Các đường gân xanh nổi lên ở cổ báo hiệu một số vấn đề liên quan đến tim mạch và phổi. Các chức năng tim có thể gặp phải các vấn đề như viêm màng ngoài tim hoặc hiện tượng tràn dịch ngoài màng tim.

Gân xanh nổi ở chân

Là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới, với biểu hiện dễ thấy là các đường gân xanh nổi phồng lên, ngoằn ngoèo. Bệnh có thể gây ra một vài biến chứng, có thể gây tắc nghẽn mạch máu, nếu tắc nghẽn lan đến động mạch phổi có thể gây tử vong, cần phải được điều trị kịp thời.

4 Nguyên nhân giải thích tại sao bàn tay nổi gân xanh?

Các đường gân xanh dưới da của chúng ta được gọi là tĩnh mạch, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc đưa máu từ các bộ phận trên cơ thể trở về tim. Ở một số người, các đường gân này nổi lên rõ hơn so với những người khác. Vậy tại sao bàn tay bạn bị nổi gân xanh dưới da?

Tại sao bàn tay nổi gân xanh

Tại sao bàn tay nổi gân xanh, có nguy hiểm thật không?

Do làn da nhạt màu

Trong vài trường hợp, người có tay nổi gân xanh hoặc gân xanh nổi ở chân thường là do làn da nhạt màu. Khi con người già đi, các lớp chất béo dưới da dần trở nên mỏng hơn. Do đó, người cao tuổi thường sẽ có gân xanh nổi rõ trên cánh tay, chân cũng như các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra, một số trường hợp khi sinh ra đã có tĩnh mạch nằm sát với bề mặt của làn da khiến họ nhìn thấy bàn tay nổi gân xanh rõ hơn.

Nổi gân xanh do quá gầy

Ở những người có vóc dáng quá gầy, lượng chất béo tốt và xấu trong cơ thể thường thấp, đồng nghĩa với việc lớp mỡ ở dưới da mỏng, không thể che phủ được hoàn toàn các đường gân xanh. Do đó, việc gân tay nổi nhiều hoặc gân xanh ở bàn tay trở nên nổi bật, dễ nhìn thấy hơn cũng là điều rất dễ hiểu.

Vận động mạnh khiến tay nổi gân xanh

Trong quá trình tập luyện, vận động mạnh, gân xanh nổi ở bàn tay là điều hết sức bình thường. Khi hoạt động cơ thể liên tục, cơ bắp của bạn sẽ căng lên và đẩy các tĩnh mạch lên sát bề mặt da, dẫn đến tình trạng nổi gân xanh. Sau khi kết thúc quá trình tập luyện, cơ bắp của bạn sẽ giãn ra. Tĩnh mạch cũng trở về vị trí cũ và các đường gân xanh nổi ở bàn tay sẽ mờ dần đi.

Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai

Hiện tượng nổi gân xanh ở bàn tay là một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể yên tâm là không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Để nuôi dưỡng đứa bé, thể tích máu của thai phụ thường cao hơn so với phụ nữ bình thường. Do đó, hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn. Lúc mang thai, nếu bạn đột nhiên nhìn thấy các đường gân xanh nổi lên chằng chéo thì cũng đừng quá lo lắng, vì chúng thường sẽ biến mất sau khi bạn sinh xong.

Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hiểu biết về nguyên nhân “Tại sao bàn tay nổi gân xanh?”. Bạn có thể đọc tham khảo để biết được các nguyên nhân gây ra tình trạng nổi gân xanh trên bàn tay. Nhìn chung, đây không phải là hiện tượng gì đáng lo ngại nên bạn có thể yên tâm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!