Móng chân bị gợn sóng có sao không? Nguyên nhân và cách chữa trị

Móng chân là lớp sừng có kết cấu vững chắc, đảm nhiệm vai trò bảo vệ ngón chân. Nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách, móng chân sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường. Vậy móng chân bị gợn sóng là do đâu, mức độ nguy hiểm như thế nào? Cùng tạp chí Sắc đẹp Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị móng chân vằn sóng trong bài viết sau:

Dấu hiệu móng chân bị gợn sóng

dấu hiệu móng chân gợn sóng

Móng chân bị gợn sóng chứng tỏ móng chân đã bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy móng chân bị gợn sóng có thể bạn chưa biết:

  • Màu sắc móng chân thay đổi kỳ lạ, có thể chuyển màu vàng, nâu hoặc màu đen.
  • Móng xuất hiện các đường kẻ dọc, ngang không rõ nguyên nhân.
  • Móng chân có thể bị tổn thương do vi khuẩn, nấm xâm nhập và tấn công các lớp dừng của móng.

Tại sao móng chân bị gợn sóng 

Dưới đây là 3 nguyên nhân chính khiến móng chân bị gợn sóng:

Viêm da cơ địa khiến móng chân bị gợn sóng

Viêm móng, viêm da cơ địa là nguyên nhân hàng đầu khiến móng chân bị gợn sóng. Đa phần bệnh nhân viêm móng là do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, sử dụng các sản phẩm chứa nồng độ hóa chất cao như gel sơn móng tay, nước tẩy, bột giặt, dung dịch vệ sinh nhà cửa… 

Nếu bắt gặp một số dấu hiệu sau, rất có thể móng chân bị gợn sóng là do viêm da cơ địa:

  • Vùng da quanh móng chân bị đau nhức, sưng tấy, mưng mủ.
  • Móng chân teo dần, đổi màu (vàng, xanh tím, hoặc đen).
  • Bề mặt móng sần sùi, xuất hiện cách gợn sóng đậm.
  • Móng chân tách khỏi thịt gây đau nhức khó chịu.

Nấm móng 

Nấm móng Candida là nguyên nhân tiếp theo khiến móng chân bị gợn sóng. Móng vằn sóng do nấm thường xảy ra ở những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, bí bách trong thời gian dài. 

Móng chân bị gợn sóng là dấu hiệu sớm của bệnh nấm móng. Song, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, móng chân bắt đầu xuất hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm như:

  • Móng chân dày hơn, gợn sóng, ngả màu kỳ lạ.
  • Móng mềm, dễ bị gãy hơn.
  • Móng chân lồi lõm, phần da dưới móng chân bong tróc, mưng mủ.

Nhiễm nấm sợi khiến móng chân bị gợn sóng

Móng chân bị gợn sóng ngang dọc cũng là biểu hiện của bệnh nhiễm nấm sợi Trichophyton rubrum. Nhiễm nấm sợi chủ yếu do vệ sinh móng chân không kỹ. Móng không chỉ gợn vân mà còn đi kèm một số biểu hiện dưới đây:

  • Móng chân phồng rộp, dày hơn và dễ gãy hơn.
  • Móng bị ăn mòn từ trên xuống dưới, có thể lan ra rộng ra khắp các ngón chân.

Móng chân bị gợn sóng có nguy hiểm không?

Móng chân bị gợn sóng không quá nguy hiểm với sức khỏe nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, móng có thể bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là mất móng.

Do vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu móng chân bị gợn sóng, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà phải thăm khám tại bệnh viện da liễu để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị đúng cách.

Cách chữa móng chân bị gợn sóng

Đừng quá lo lắng bởi hiện tượng móng chân bị gợn sóng hoàn toàn có thể điều trị một cách dứt điểm. Cách đơn giản nhất là sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên hoặc thăm khám trực tiếp với bác sĩ.

cách chữa móng chân bị gợn sóng

Sử dụng tỏi

Tỏi chứa tinh chất allicin có khả năng kháng viêm, tiêu diệt nấm và các loại vi khuẩn tồn tại trên bề mặt da. Nếu đang có móng chân bị gợn sóng, hãy dùng tỏi theo cách này để ngăn chặn nấm móng lây lan hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Giã nhuyễn 10 tép tỏi tươi, đun sôi với 1 bát nước.
  • Đợi nước nguội hẳn rồi ngâm móng chân bị gợn sóng vào nước tỏi khoảng 15 phút.
  • Lau nhẹ móng chân cho khô thoáng, sạch sẽ.

Chữa nấm móng với tỏi 3 – 4 lần/tuần để tình trạng này được cải thiện nhanh chóng và triệt để.

Dùng lá trầu

Trầu không cũng sở hữu đặc tính sát khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ. Do vậy, chữa móng chân bị gợn sóng bằng lá trầu đem lại hiệu quả nhanh với độ an toàn rất cao. Hãy sử dụng lá trầu không để vệ sinh móng chân hàng ngày nếu đang gặp phải tình trạng nấm móng nhé!

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch 4– 5 lá trầu tươi, giã nhuyễn.
  • Đun lá trầu trong 1 nồi nước, hòa tan với chút muối trong 5 – 10 phút.
  • Sau khi nước lá trầu nguội ấm lại, bạn ngâm móng chân bị gợn sóng vào chậu nước.
  • Kỳ nhẹ móng chân bằng lá trầu trong khi ngâm.

Để móng nhanh hết nấm và chắc khỏe hơn, bạn nên thực hiện 4 – 5 lần/tuần.

Thăm khám với bác sĩ

Nếu móng chân bị gợn sóng quá nặng, dù điều trị các nguyên liệu thiên nhiên mà không có dấu hiệu cải thiện, bạn phải đến bệnh viện thăm khám, đánh giá mức độ tổn thương và điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Tùy vào từng trường hợp móng chân bị gợn sóng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất cho khách hàng. 

Hướng dẫn ngăn ngừa móng chân bị vằn sóng

cách ngăn ngừa móng chân bị gợn sóng

Tình trạng móng chân bị gợn sóng mặc dù có thể chữa khỏi dứt điểm nhưng vẫn có nguy cơ tái phát nếu nấm và vi khuẩn… xâm nhập. Vì vậy, để móng chân chắc khỏe, không bị gợn sóng, bạn nên giữ gìn vệ sinh và chăm sóc móng chân đúng cách như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, bí bách, hóa chất để chặn đứng sự tấn công của các loại nấm và vi khuẩn.
  • Vệ sinh ngón chân thường xuyên để tránh sự tích tụ và sinh sôi của vi khuẩn.
  • Đi tất, đi ủng hoặc các dụng cụ bảo vệ chân nếu phải làm việc trong môi trường ẩm thấp, hóa chất.
  • Hạn chế sơn móng chân, vẽ móng chân để ngăn ngừa hóa chất ngấm vào móng.
  • Ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất và tập thể thao thường xuyên để tăng cường đề kháng và cải thiện sức khỏe móng.
  • Dưỡng ẩm cho móng để ngăn ngừa tình trạng móng sần sùi, khô ráp.

Trên đây là các dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng móng chân bị gợn sóng. Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết cách chăm sóc móng chân chắc khỏe, hạn chế tình trạng móng bị tổn thương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!