Móng chân mọc ngược: Dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Móng chân mọc ngược (hay móng quặp) để lại nỗi đau đớn mỗi khi di chuyển hoặc xỏ giày, xỏ dép. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là cách chăm sóc bàn chân không đúng cách. Trong bài viết này, cùng Sắc đẹp Việt Nam tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị móng chân mọc ngược đơn giản tại nhà.

Móng chân mọc ngược trông như thế nào?

Bình thường, móng chân sẽ mọc thẳng và thuôn dài ra phía trước, không gây ra bất cứ cảm giác khó chịu nào. Tuy nhiên ở một số người lại xuất hiện tình trạng móng chân mọc ngược (móng quặp hay móng chọc thịt) bất thường. Hai cạnh móng quặp lại như móng vuốt, khi mọc ra cứ cắm sâu vào phía thịt dưới nền móng bên khóe ngón chân, khiến móng bị cong lên, bề ngang móng thu hẹp lại.

Móng chân mọc ngược gây đau nhức, nếu không được điều trị sớm còn dẫn đến nhiễm trùng xương và máu. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ngón chân nào nhưng phổ biến nhất là ngón cái. Trên thực tế, tỉ lệ móng chân mọc ngược dao động khoảng 20%. Đa số chúng ta đều có móng chân bị mọc ngược ít nhất một lần trong đời.

Dấu hiệu nhận biết móng chân bị mọc ngược

đặc điểm móng chân mọc ngược

Dưới đây là các dấu hiệu móng chân mọc ngược:

  • Rìa móng chân sưng đỏ.
  • Móng chân đau nhức kéo dài, càng để lâu mức độ đau càng tăng khiến việc di chuyển, đi giày, đi dép trở nên khó khăn hơn.
  • Móng chân xỉn màu, chuyển màu xám hoặc màu đen.
  • Móng chân có mùi hôi khó chịu.
  • Móng chân có thể chảy mủ vàng, sưng to. Đây là dấu hiệu móng chân mọc ngược đã bị nhiễm trùng.

Nếu phát hiện một trong các dấu hiệu trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị bệnh sớm.

Nguyên nhân móng mọc ngược

Thông thường, móng sẽ mọc dài và phát triển do sự tác động của nội lực và ngoại lực. Ngoại lực là lực tác động bên ngoài do phía trên móng đẩy xuống. Nội lực là sự phát triển của chính ngón chân do dưới móng đẩy lên. Móng sẽ phát triển bình thường khi hai lực này cân bằng nhau. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lực lấn át nội lực sẽ khiến móng chân mọc ngược, chọc vào thịt gây đau nhức:\

Hiện tượng móng chân mọc người do các yếu tố sau gây ra:

  • Đi giày dép quá chật, không vừa vặn khiến móng chân phải chịu một áp lực lớn. Khi kích thước chân tăng lên mà kích cỡ giày không đổi, móng chân sẽ thúc vào phần da hai bên khóe chân và mọc ngược lại bình thường.
  • Tái lại các chấn thương ở ngón chân: Tham gia các hoạt động thể thao thường xuyên như bóng rổ, bóng đá, chạy bộ, khiêu vũ,… mà đeo giày không phù hợp hoặc thiếu tất và miếng lót giày cũng khiến   móng chân bị mọc ngược.
  • Cắt móng chân quá ngắn: Vô tình cắt phạm vào phần khóe chân khiến móng phát triển mất phương hướng. Sau này, phần móng mới dài ra sẽ chọc thẳng vào da và thịt.
  • Không giữ vệ sinh cho đôi chân: Sau khi lao động, chơi thể thao, bàn chân không được tắm rửa kỹ càng sẽ làm móng chân sẽ bị quặp lại.
  • Cấu trúc bàn chân dị dạng bẩm sinh, di truyền như bàn chân bẹt, ngón cái bị siêu vẹo,  móng chân hình càng cua,…
  • Một số bệnh lý về móng như nấm móng là tác nhân gián tiếp gây móng chân mọc ngược.
  • Hệ quả của một số bệnh lý nền như béo phì, suy thận, suy tim, viêm khớp, bệnh lý mạch máu chi dưới…
  • Tác dụng phụ của thuốc ung thư có thể khiến mọc chân phát triển bất thường.

Triệu chứng móng mọc ngược ra sao?

Các triệu chứng móng chân mọc ngược rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Nhìn chung, móng chân sẽ đâm vào thịt và vùng da xung quanh, sau dần sẽ bắt đầu sưng đỏ hoặc nhói lên mỗi khi sờ vào. Nghiêm trọng hơn, móng chân có thể bị nhiễm trùng và chảy mủ vàng ra ngoài.

móng chân mọc ngược như thế nào

Theo các chuyên gia, móng chân mọc ngược sẽ xuất hiện lần lượt các triệu chứng theo 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1

Người bệnh chỉ bị đau nhẹ khi chạy hoặc nhón mũi chân. Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy móng chân bị viêm đỏ nhẹ, nghĩa là biểu mô cuốn móng đã bị tổn thương. Nếu bị xem nhẹ, hai bên khóe móng sẽ bị phù nề, sưng to hơn.

Giai đoạn 2

Ngón chân có móng chân mọc ngược nói riêng và cả bàn chân nói chung đổ nhiều mồ hôi. Chân nó mùi hôi nồng rất khó chịu. Phần khóe móng bị viêm đùn lên một ụ thịt nhỏ. Dưới ụ thịt này là một phần móng chân bị vùi lấp. Khu vực này có thể tiết dịch vàng, cơ thể bắt đầu sốt nhẹ.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn các triệu chứng móng chân mọc ngược lên đến đỉnh điểm. Móng chân tiếp tục mọc dài và cắm sâu vào ụ thịt, gây sưng tấy, viêm đỏ, lở loét và chảy mủ. Nếu không được can thiệp kịp thời, khối nhiễm trùng sẽ đi vào tận xương, gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe.

Móng chân mọc ngược có nguy hiểm không?

Tình trạng móng chân mọc ngược nghe có vẻ đơn giản nhưng có thể gây nguy hiểm cho phần xương bên dưới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, xương sẽ bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

Đặc biệt, các biến chứng càng trở nên nguy cấp nếu bệnh nhân mắc một số bệnh lý nền như tiểu đường. Máu sẽ lưu thông đến các ngón chân kém hơn và dây thần kinh bắt đầu tê liệt. Lúc này, chỉ một tổn thương rất nhẹ ở bàn chân như chảy máu, bong tróc da, chai chân hoặc móng chân mọc ngược cũng khó lành lại, thậm chí còn bị nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân được chỉ định phải phẫu thuật ngón chân có móng mọc ngược sớm để ngăn ngừa tình trạng thối rữa và hoại tử (chết mô).

Cách khắc phục móng chân mọc ngược đơn giản hiệu quả

Móng chân mọc ngược nếu được khắc phục sớm sẽ nhanh chóng hồi phục, không để lại các biến chứng nguy hiểm cho phần ngón chân và xương bàn chân. Dưới đây là một số cách xử lý nhanh phần chân mọc ngược đơn giản tại nhà:

Dùng bông gòn

Dùng bông gòn để tách phần móng chân mọc ngược ra khỏi phần móng đang phát triển bình thường sẽ giúp quá trình loại bỏ chúng diễn ra dễ dàng và an toàn hơn. Để giảm cảm giác đau đớn khi xử lý móng chân, bạn nên thực hiện như sau:

  • Ngâm chân trong nước muối ấm pha loãng khoảng 15 phút. 
  • Dùng nhíp kéo nhẹ phần da ra khỏi móng chân mọc ngược.
  • Lấy một miếng bông gòn chèn ở giữa móng chân mọc ngược và móng chân khỏe mạnh.
  • Sử dụng dụng cụ chữa móng quặp để cắt bỏ móng mọc ngược.

Giảm đau với thuốc

Nếu móng mọc ngược mới xuất hiện ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi như bactroban, neosporin hoặc thuốc giảm đau paracetamol để xua tan cảm giác sưng tấy, đồng thời kích thích quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Ngâm chân với nước ấm và muối

cách khắc phục tình trạng móng chân mọc ngược

Ngâm chân hàng ngày với nước muối loãng, ấm cũng khiến phần móng chân mọc ngược được sát khuẩn sạch sẽ và bớt đau hơn. Nếu siêng thực hiện phương pháp này, bạn sẽ thấy da bàn chân mềm mại hơn, tránh được tình trạng móng chọc thịt ở các ngón chân khác:

Hướng dẫn ngâm chân điều trị móng chân mọc ngược với muối và nước ấm:

  • Hòa tan 2 thìa muối Epsom (hoặc muối hạt) trong 1 chậu nước ấm.
  • Ngâm chân nhẹ nhàng khoảng 15 – 20 phút.
  • Lau khô chân bằng khăn bông mềm.
  • Cắt bỏ phần móng chân mọc ngược bằng dụng cụ cắt móng. 

Nếu móng chân vẫn cứng, bạn nên ngâm chân thêm một lần nữa rồi mới xử lý phần móng mọc ngược.

Cách ngăn ngừa móng chân quặp ngược

Để phòng tránh tình trạng móng chọc thịt, mọc ngược vào trong, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cắt móng chân thẳng, giữ lại độ dài vừa phải để bảo vệ phần da và thịt ở ngón chân. Tốt nhất là bạn nên để chừa lại khoảng 1mm cho móng mọc theo đúng nếp cũ.
  • Đi giày dép vừa vặn, không quá chặt, đặc biệt là tuổi dậy thi phát triển nhanh, phải di chuyển liên tục hoặc chơi thể thao thường xuyên.
  • Lựa chọn các loại tất mềm mại, vừa vặn, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Kiểm tra tình trạng bàn chân thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu móng chân mọc ngược, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường, giãn tĩnh mạch dưới mức trung bình hoặc nặng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân phải đến thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Nên cắt móng chân trước khi móng chân tự gãy. Nếu móng chân bị rách, phải nhanh chóng cắt bỏ chúng để tránh tình trạng móng chọc vào thịt.

Móng chân mọc ngược cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng xương ngón chân. Nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà móng chọc thịt không có dấu hiệu cải thiện, bệnh nhân phải đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!